Tin tức

Bệnh chàm là gì? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh chàm hiệu quả

Nếu một ngày bạn bỗng dưng cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, vùng da ngứa nổi mẩn đỏ và lan rộng dần. Tình trạng này tái phát kéo dài liên tục khiến cuộc sống của bạn đảo lộn. Rất có thể bạn đang bị bệnh chàm đấy. Bệnh chàm là gì? Triệu chứng cụ thể ra sao và làm cách nào để chữa bệnh chàm triệt để? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Bệnh chàm là gì?

Chàm là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Tên khoa học của căn bệnh này là Eczema, cái tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Eczeo nhằm chỉ các mụn nước gây tổn thương trên da. Dân gian thường gọi bệnh chàm bằng cái tên “chàm tổ đỉa”. Lí do là người mắc bệnh nếu không chữa trị sẽ tái phát nhiều lần, khiến vùng da nơi bị bệnh trở nên sần sùi cùng các lỗ sâu luôn rỉ nước vàng. Hình ảnh ấy giống miệng con đỉa nên gọi là chàm tổ đỉa. Một số người còn cho rằng căn nguyên bệnh chàm là do bị đỉa cắn. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là gì?

Thực tế, bệnh chàm xảy ra khi da bị viêm cấp hoặc mãn tính, diễn biến phức tạp khiến cho bề mặt da sần sùi, biến dạng và ngứa ngáy. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai, thuộc bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng các đối tượng sau có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém và làn da mẫn cảm với môi trường.
  • Người sinh sống trong môi trường vệ sinh kém.
  • Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa.
  • Người nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết.

Căn bệnh chàm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không nên xem thường. Chúng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng da, viêm kết mạc, giảm thị lực… Vì vậy nếu có triệu chứng thì cần chữa khỏi càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm: Hình ảnh bệnh chàm khô

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh chàm là gì?

Khi bị mắc bệnh chàm, người bệnh sẽ có những triệu chứng dưới đây. Tùy theo mức độ nặng – nhẹ mà các triệu chứng khác nhau ở mỗi người.

  • Da tấy đỏ, mẩn ngứa. Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh chàm. Vùng da bị chàm xuất hiện các mảng màu đỏ, sưng tấy nhẹ. Bằng mắt thường có thể thấy sự khác biệt so với những vùng da khỏe mạnh. Khu vực bị chàm sẽ có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của bệnh nhân.
  • Có mụn nước li ti xuất hiện. Nếu bệnh càng nặng thì kích thước và mật độ mụn nước xuất hiện càng nhiều. Khi bệnh nhân gãi hoặc va quẹt sẽ làm mụn nước vỡ và chảy dịch. Trường hợp giữ gìn cẩn thận thì mụn sẽ khô và bong vảy.
  • Da bị nứt nẻ, bong tróc. Sau khi các mụn nước vỡ hoặc khô đi sẽ khiến da trở nên nứt nẻ, bong tróc lớp da đã chết. Để lộ ra lớp da mới có màu nâu nhạt và các vết sẹo gây mất thẩm mỹ.

Ngoài những biểu hiện trên, tùy theo từng loại bệnh chàm mà cơ thể có các phản ứng và triệu chứng đặc trưng khác nữa. Phần tiếp theo đây sẽ làm rõ hơn để bạn nắm kỹ.

triệu chứng phố biến của bệnh chàm

Da tấy đỏ, mẩn ngứa là triệu chứng phố biến của bệnh chàm

Phân loại bệnh chàm

Bệnh chàm cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ biểu hiện riêng dễ nhận biết. Đây cũng là cách để bác sĩ thăm khám và chữa trị hiệu quả.

  • Bệnh chàm cơ địa: Bệnh chàm cơ địa là gì? Đây là thể bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do di truyền từ ông bà, cha mẹ nên gọi là chàm thể cơ địa. Làn da trẻ nhỏ sẽ xuất hiện mụn nước gây ngứa dữ dội. Các vùng da dễ bị chàm là mặt, tay và chân.
  • Bệnh chàm tiếp xúc. Nguyên nhân bệnh chàm tiếp xúc là gì? Đó chính là do bệnh nhân sinh hoạt trong môi trường không sạch sẽ, đặc biệt da bệnh nhân mẫn cảm với tác nhân trong môi trường ấy (hóa chất, chất tẩy rửa, bùn đất…) Làn da của bệnh nhân thường bị sưng phù, xung huyết và có dịch chảy ra. Càng lâu thì tình hình bệnh càng phức tạp và khó điều trị.
  • Bệnh chàm da dầu. Những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ mắc căn bệnh này. Chúng gây nên tình trạng bong tróc da đầu, da mặt đặc biệt là vùng lông mày khiến người bệnh luôn nhiều gàu, mất thẩm mỹ.
  • Bệnh chàm đồng tiền. Trên da bệnh nhân xuất hiện những hình tròn nhỏ giống như đồng tiền. Chúng có màu đỏ tấy, sau nó xuất hiện mụn, tiết dịch và đóng vảy sần sùi. Không chỉ gây ngứa mà còn mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Cách chữa bệnh chàm hiệu quả

Chàm không phải là căn bệnh khó chữa hoặc khó phòng ngừa. Trước hết, bạn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Đảm bảo môi trường đang sinh sống, làm việc được sạch sẽ, thông thoáng. Tiếp đến là đảm bảo làn da luôn được cấp ẩm đầy đủ. Da quá khô cũng dễ dẫn đến bệnh chàm cũng như các bệnh ngoài da khác.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm 1 ngày 1 lần bằng nước ấm (nếu điều kiện cho phép). Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn là một cách phòng ngừa bệnh chàm hữu hiệu. Đồng thời chỉ nên dùng các loại xà phòng, hóa chất tẩy rửa nhẹ nhằm không làm tổn thương vùng da.

Khi bị chàm, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu và uống thuốc theo toa. Kết hợp với thuốc mỡ bôi ngoài để kiểm soát bệnh chàm một cách hiệu quả.

Trên đây là một số chia sẻ cho câu hỏi “Bệnh chàm là gì?”. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và tràn đầy sức sống

Bình luận đã đóng.

Bài Viết Liên Quan: