Tin tức

Giải đáp những thắc mắc xoay quanh rối loạn tiêu hoá là gì?

Rối loạn tiêu hoá là gì, do đâu bị rối loạn tiêu hóa? Cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất? Đây chắc chắn là câu hỏi được quan tâm của rất nhiều người. Bởi trong đời, ai cũng ít nhất gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa một lần. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Thức ăn sau khi ăn sẽ được tiêu hoá thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Chất dinh dưỡng này có thể hấp thu qua đường tiêu hoá để vào máu. Hệ thống đường tiêu hoá đi từ miệng đến hậu môn. Chính vì vậy bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn tiêu hoá đều ảnh hưởng đến đại tiện, nôn ói.

rối loạn tiêu hoá là gì

Tìm hiểu kiến thức cơ bản về rối loạn tiêu hoá là gì?

Rối loạn tiêu hoá không phải là loại bệnh nguy hiểm, khó điều trị. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ăn uống không khoa học, hậu quả của bệnh viêm đại tràng,… Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trang bị các kiến thức cơ bản về rối loạn tiêu hoá là gì, nguyên nhân do đâu. Đây sẽ là hành trang kiến thức để bạn phòng bệnh hiệu quả.

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá

Rối loạn hệ tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp lý

Nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hoá chính là chế độ ăn uống không khoa học. Khi ăn phải các thức ăn kém vệ sinh, tái chín, ôi thiu,… sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Khi vào cơ thể, vi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hoá con người.

Với những người lạm dụng nhiều chất có cồn như rượu, bia,…nguy cơ mắc rối loạn tiêu hoá cao. Bởi hoạt chất có trong bia, rượu sẽ làm giảm men trong hệ tiêu hoá. Từ đó làm mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn. Niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến rối loạn đường tiêu hoá.

Căng thẳng, stress kéo dài

Một trong những hormone quan trọng chứa trong hệ tiêu hoá chính là Hormone Serotonin. Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến Hormone này. Nếu bạn rơi vào tình trạng áp lực, căng thẳng kéo dài, lượng hormone Serotonin tăng dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Không những vậy quá trình lưu thông máu ở đường ruột cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó việc co bóp, tiêu hoá thức ăn ở dạ dày không ổn định. Thức ăn có thể bị đào thải ra ngoài nhanh chóng hoặc ứ đọng lại trong đường ruột gây đầy hơi.

Thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao không điều độ

Nguyên nhân tiếp theo gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá là gì? Đó là chế độ rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày chưa khoa học. Thể dục giúp cơ thể deo dai, săn chắc và tăng sức đề kháng. Thế nhưng tập thể dục không đúng cách, sai thời điểm sẽ gây tác dụng ngược. Nhất là sau khi ăn no hoặc vừa thể dục xong thì đi tắm bằng nước lạnh. Bởi các vòng cơ ở đường ruột lúc này bị tổn thương dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

rối loạn tiêu hoá

Thể dục thể thao không khoa học cũng dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá

Hậu quả của việc dùng thuốc kháng sinh

Đây là nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ làm sức đề kháng của trẻ suy giảm. Đồng thời gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột do lợi khuẩn bị tiêu diệt. Nhiều người sử dụng không hợp thuốc nên bị tác dụng phụ dẫn đến hiện tượng đau bụng, tiêu chảy.

Hậu quả của các bệnh lý liên quan đến đường ruột

Đa phần các bệnh về đường ruột đều có biểu hiện chung là đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng do rối loạn tiêu hoá. Bởi đây còn là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm loét ruột,…

Những dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hoá

Vậy cách nhận biết đúng dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hoá là gì? Những người bị rối loạn đường ruột sẽ gặp phải các dấu hiệu dưới đây. Mức độ đau của mỗi người là khác nhau, có người đau dữ dội có người đau âm ỉ. Người bệnh có thể đau ở vùng bụng trên, sau lưng hoặc dọc khung đại tràng.

  • Đầy hơi, chướng bụng: bụng cảm giác căng tức, khó vận động. Kèm theo các dấu hiệu ợ chua, ợ nóng và buồn nôn
  • Đi đại tiện bất thường: Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Diễn biến của triệu chứng này rất bất thường, có lúc chậm có lúc nhanh theo cấp độ.
  • Nôn mửa: Như đã chia sẻ hệ tiêu hoá con người đi từ miệng đến hậu môn. Vì vậy khi bị rối loạn tiêu hoá, người bệnh sẽ bị trào ngược dạ dày. Thức ăn khó hấp thu và dẫn đến nôn mửa

->Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở mang lại hiệu quả?

Cách phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hoá

Sau khi hiểu được rối loạn tiêu hoá là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời, dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:

Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý

Đây là phương thức hỗ trợ tình trạng rối loạn tiêu hoá an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Những người mắc bệnh rối loạn tiêu hoá cần:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để bổ sung nước và chất điện giải. Bởi người bị rối loạn tiêu hoá đi ngoài nhiều, dạng lỏng dễ bị mất nước
  • Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin trong rau xanh, trái cây cam, chuối,… Các vết loét ở thành ruột sẽ được cải thiện và phục hồi nhanh chóng.
  • Sau bữa ăn mỗi ngày nên ăn thêm sữa chua. Bởi trong sữa chua có các men sinh vật tự nhiên cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá của bạn hoạt động tốt.
  • Trên thị trường có rất nhiều mặt hàng và quầy thực phẩm khác nhau. Hãy là người tiêu dùng “thông minh” biết phân rõ nguồn gốc. Không ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tái sống, ôi thou
  • Không sử dụng các chất có cồn như rượu, bia; có gas như nước ngọt và có chất kích thích như thuốc lá.

Duy trì thói quen sinh hoạt

  • Có đồng hồ sinh học khoa học, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc
  • Tạo tinh thần thư giãn thoải mái, tránh lo âu căng thẳng
  • Nên tạo thói quen đi vệ sinh vào thời điểm nhất định trong ngày để hệ tiêu hoá làm việc theo chu kỳ
  • Không nên ăn quá no vào buổi tối, tránh tình trạng vừa ăn xong thì nằm
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh việc nhiễm khuẩn
  • Thường xuyên hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng
cải thiện rối loạn tiêu hoá

Duy trì đồng hồ sinh học hiệu quả giúp cải thiện rối loạn tiêu hoá

Sử dụng thuốc điều trị

Trường hợp bệnh kéo dài và đi kèm với các triệu chứng gây khó chịu. Chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy, ói mửa,… Người bệnh cần đến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc đúng. Bởi mỗi loại thuốc đều có chỉ định giảm đau khác nhau. Không được tuỳ ý, tự tiện mua thuốc và dùng mà không có chỉ dẫn bác sĩ.

Khi bị đi ngoài phân sống nhiều lần trong ngày, người bệnh cần uống thêm Oresol để bù nước và chất điện giải. Trường hợp nặng hơn như sốt, đi ngoài chảy máu bạn cần đến bệnh viện để được điều trị.

Bài viết trên đã giải đáp từ A –  Z những thắc mắc của bạn về rối loạn tiêu hoá là gì, nguyên nhân do đâu. Cùng với đó là những lời khuyên để phòng bệnh hiệu quả. Rối loạn tiêu hoá không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan nhé!

Tham khảo nhiều hơn tại: 24h Khỏe Đẹp

Bình luận đã đóng.

Bài Viết Liên Quan: