Tin tức

Gợi ý 5 món ăn đơn giản, dễ làm cho người bị viêm mũi dị ứng

Dựa theo danh sách thực phẩm nên ăn và kiêng, người bị viêm mũi dị ứng có thể xây dựng được thực đơn phù hợp và tốt cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn 5 món ăn bổ dưỡng và dễ làm dành cho người bệnh viêm mũi dị ứng. Từ đó giúp bạn tiết kiệm được thời gian chế biến cũng như khi xây dựng thực đơn để chăm sóc cho người bệnh hiệu quả. Hãy cùng xem qua nhé!

  1. Cháo thịt bò bằm

Thịt có không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, mà trong Đông y, chúng còn có tác dụng kháng viêm, thông mũi. Nhờ đó giúp trừ bỏ vi khuẩn gây bệnh một cách tự nhiên. Để món cháo thịt bò “phát huy” hết hiệu quả cho người viêm mũi dị ứng đang điều trị bệnh, bạn nên thêm tỏi và rau thơm làm gia vị.

bị viêm mũi dị ứng

Bị viêm mũi dị ứng ăn gì

Cách làm:

  • Rửa sạch và xay nhuyễn 100g thịt bò cùng 60g tỏi.
  •  Sử dụng khoảng 50g gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi, thêm nước nấu cháo.
  • Rau thơm đem rửa sạch và thái nhỏ vừa ăn.
  • Khi nồi cháo sắp được, bạn cho thịt bò và tỏi vào, đun sôi lại, thêm gia vị và rau.
  • Tắt bếp và thưởng thức khi còn ấm, nên ăn thay bữa sáng hoặc tối để hỗ trợ cải thiện viêm ở mũi.
  1. Bổ sung cháo gạo lứt

Ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt B1 và các chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với gạo tẻ. Khi kết hợp cùng với đậu đỏ nấu thành cháo, bạn sẽ có một món ăn vừa bổ dưỡng vừa giúp cải thiện tốt tình trạng viêm mũi. Nó giúp trừ thấp, giải độc, tiêu đờm cho người bệnh.

Cách làm:

  • Vo 80g gạo lứt một cách nhẹ nhàng, không chà xát, cho vào nồi cùng với nước để ninh cháo.
  • Đậu đỏ và hạt ngô, mỗi loại 50g đem rửa sạch, cho vào cùng với gạo để chín mềm cùng nhau.
  • Mỗi ngày bạn nên ăn món này 1 lần khi đói hoặc ăn thay bữa sáng, tối để hỗ trợ giảm viêm mũi dị ứng.
  1. Bồ câu hầm thuốc Bắc

Bạn chưa biết bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì? Bồ câu hầm thuốc bắc chính là món bổ dưỡng nên thêm vào khẩu phần ăn. Thêm vào đó, món này còn làm thông mũi, trừ hàn, ngăn cơ thể bị nhiễm lạnh.

Chuẩn bị

  • 1 con chim bồ câu, làm thịt thật sạch, bỏ phần nội tạng riêng để dùng với món khác.

Các loại thuốc bắc nên có:

  • Táo đỏ hoặc táo đen: 12g.
  • Hoàng kỳ: 60g.
  • Khương phác hoa: 9g.
  • Bạch truật: 9g.
  • Gia vị kèm theo: Gừng tươi, tỏi, tiêu, muối, mắm…

Cách chế biến:

  • Chặt miếng thịt chim, cho hạt khương phác hoa vào túi vải buộc lại.
  • Táo bạn cắt miếng bỏ hạt, các nguyên liệu còn lại đem rửa và thái nhỏ.
  • Cho tất cả vào nồi hầm thật nhừ rồi thêm gia vị và thưởng thức khi còn nóng.
  1. Tôm càng xanh nấu canh cải trắng

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, món nào nên ăn? Canh tôm cải trắng có tác dụng bồi bổ phổi từ bên trong, từ đó giải độc và hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng. Nếu bạn không bị dị ứng với tôm thì nên thử chế biến món này.

Chuẩn bị:

  • Bạn cần khoảng 150g củ cải trắng.
  • 2 bìa đậu mơ.
  • 100g tôm càng xanh bóc vỏ.
  • Các nguyên liệu đi kèm: 50g giá đỗ cùng tỏi, hành lá, các loại gia vị, gừng.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch củ cải và đậu mơ rồi cắt miếng.
  • Rửa sạch tôm, giá đỗ, gừng, tỏi, hành lá.
  • Đập nhỏ tỏi và gừng, hành lá cắt thành khúc dài vừa.
  • Phi thơm tỏi và dừng rồi cho nước sôi vào đun với củ cải.
  • Khi nước đã sôi thì cho các nguyên liệu còn lại vào, hạ nhiệt nhỏ.
  • Nêm nếm lại gia vị khi gần được, bỏ hành lá vào rồi tắt bếp.
  • Món này nên ăn cùng trong các bữa cơm nhằm giảm viêm mũi dị ứng.
  1. Canh mướp thơm nấu thịt

Trong Y học cổ truyền, mướp vị ngọt, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu đờm, ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng. Khi kết hợp với thịt vừa giúp bổ sung lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Từ lâu dân gian đã sử dụng món ăn này để bổ sung dinh dưỡng đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi mỗi khi thay đổi thời tiết.

Chuẩn bị:

  • 2 quả mướp thơm cùng hành, gừng tươi.
  • Thịt lợn chọn phần nạc vai hoặc bắp, dùng khoảng 200g.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trước khi chế biến.
  • Mướp nạo bỏ vỏ, cắt đuôi và cuống rồi cắt miếng dày khoảng 2 đốt ngón tay.
  • Thái thịt lợn thành miếng vừa ăn, gừng và hành đập dập.
  • Phi hành và gừng trong chảo mỡ già cho thơm lên rồi đổ thịt vào.
  • Đảo đều tay trong khoảng 3 – 5 phút, tiếp theo cho mướp vào xào cùng khoảng 2 phút.
  • Chế thêm nước sôi và nêm gia vị vào để làm món canh mướp nấu thịt.
  • Nêm nếm lại cho vừa ăn, cho hành lá vào và tắt bếp, mở nắp vung.

Nếu bạn đang đau đầu suy nghĩ đến việc bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì thì hãy tham khảo bài viết trên nhé. Ngoài ra, các món ăn chế biến dành cho người bị viêm mũi dị ứng cũng rất đa dạng. Trên đây chỉ là một vài món gợi ý khi lên thực đơn bạn có thể bổ sung vào. Chúc bạn mong chóng khỏi bệnh!

Bình luận đã đóng.

Bài Viết Liên Quan: