Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ em và đang dần có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh này được báo cáo phổ biến, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong của nhiều trẻ em dưới bốn tuổi. Hiểu biết và có các biện pháp ứng biến, chữa trị là điều cần thiết. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin về bệnh tiêu chảy cấp. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh nguy hiểm chỉ sau căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là loại bệnh thường thấy ở trẻ em từ 4 tuổi gây mất nước, chất điện giải. Từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nặng hơn, thậm chí là gây tử vong. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng là: tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải. Bệnh này kéo dài dưới 2 tuần thì được gọi là tiêu chảy cấp. Còn bệnh tiêu chảy mãn tính sẽ kéo dài hơn 4 tuần.

Tiêu chảy cấp là gì?
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp cần được phát hiện sớm để tránh những trường hợp đáng tiếc và triệu chứng trở nặng cho bệnh nhân. Đối tượng thường mắc căn bệnh này là trẻ em từ 4 tuổi. Nói như vậy cũng không loại bỏ các trường hợp bị bệnh ở người lớn.
Triệu chứng tiêu chảy cấp theo nhóm:
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp được phân theo 2 nhóm.
- Nhóm 1: Tiêu chảy cấp xâm nhập. Biểu hiện chính của nhóm này là sốt và phân có máu. Các trường hợp viêm ruột xuất tiết hay có ký sinh trùng tác động sẽ dẫn đến các triệu chứng trên.
- Nhóm 2: Tiêu chảy cấp không xâm nhập. Với nhóm này thì các triệu chứng không quá rõ ràng và nặng như ở nhóm 1. Do nhiễm virus nên người bệnh sẽ có triệu chứng phân toàn nước, đau bụng nhẹ.
Triệu chứng chung tiêu chảy cấp
Như đã nói ở trên thì đối tượng thường mắc tiêu chảy cấp là trẻ em từ 4 tuổi. Chính vì thế bạn nên quan sát trẻ thật kỹ. Tiêu chảy thường xuất hiện đột ngột, phân lỏng nhiều nước. Số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ và kéo dài 1 tuần.
Tiếp theo là triệu chứng nôn xuất hiện do virus Rota hoặc tiêu chảy do tụ cầu. Nôn liên tục cộng với tiêu chảy nhiều lần dẫn đến tình trạng mất nước, mất chất điện giải. Bạn cần kịp thời bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho trẻ. Thêm một số triệu chứng khác là: trẻ quấy khóc, vật vã, co giật hoặc nằm li bì. Tình trạng mất nước rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Mất nước được chia thành 3 cấp độ.
- Mất nước nhẹ: cân nặng của trẻ giảm 5% trọng lượng, biểu hiện khát nước
- Mất nước cấp độ vừa: cân nặng của trẻ giảm từ 5% – 9%, trẻ khát nước nhiều, mắt trũng, miệng khô, thở nhanh.
- Mất nước nặng: Trẻ khát nước nhiều, lờ đờ, mệt mỏi, nặng hơn nữa là mạch đập nhanh, hạ huyết áp.
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp xảy ra nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Bạn cần quan sát và kịp thời thăm khám bác sĩ cần thiết.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp
Đối tượng mắc phải bệnh tiêu chảy cấp
Các đối tượng thường mắc phải bệnh tiêu chảy cấp là ai?
- Trẻ em dưới từ 4 tuổi, người cao tuổi (trên 60 tuổi)
- Người sinh hoạt trong môi trường vệ sinh kém, thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
- Người lạm dụng thuốc khác sinh, có tiền sử hay đang mắc phải Clostridium difficile, loạn khuẩn ruột, viêm dạ dày mãn tính, người suy dinh dưỡng hoặc đang hóa trị ung thư.
Virus Rota là tác nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp và đe dọa đến sức khỏe của con người. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: vệ sinh kém, khí hậu nóng – ẩm và thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cần bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể trẻ và vệ sinh sạch sẽ. Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh cần lập tức tham khám bác sĩ chuyên môn, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp
Tác động của tiêu chảy cấp đối với con người là không hề nhỏ. Bạn cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh thật tốt. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh được liệt kê dưới đây:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng ít nhất 20 giây/ lần.
- Vệ sinh trong vấn đề ăn uống như dụng cụ chế biến món ăn sạch sẽ; Tráng nước sôi các vật dụng đựng đồ ăn cho trẻ; Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
- Vệ sinh môi trường (phòng ở, nhà cửa và các khu vực quanh nhà) tránh để rác tồn đọng.
- Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tránh khỏi Rotavirus.
- Đảm bảo chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, tương ứng với độ tuổi và thể trạng của bé.
- Nếu thấy trẻ tiêu chảy từ 2 – 3 lần/ ngày thì cần cho trẻ uống oresol bù nước và điện giải.
Tiêu chảy cấp là căn bệnh nguy hiểm và cần bạn chú ý. Các vấn đề về triệu chứng và cách điều trị nên được ghi nhớ thực hiện đúng. Với những thông tin trong bài viết, chúng tôi hi vọng sẽ hữu ích đến bạn. Hãy đón xem các bài viết bổ ích ở bài viết sau bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất